SỐ MẶT ĐẤT

Giới thiệu

Số hóa truyền hình mặt đất được hiểu đơn giản là quá trình chuyển đổi công nghệ phát sóng và thu, xem từ truyền hình tương tự mặt đất (analog) sang truyền hình số mặt đất (digital), với tín hiệu truyền hình được truyền và thu bằng anten qua bầu khí quyển, khác với các cách phát sóng khác như phát sóng số trên cáp (truyền hình cáp) hay phát sóng số vệ tinh (truyền hình vệ tinh). Chuẩn DVB-T2 đã được Chính phủ Việt Nam lựa chọn cho truyền hình số mặt đất tại Việt Nam.

Quá trình số hóa truyền hình mặt đất được thực hiện cả ở phía phát và phía thu nhằm mang lại nhiều lợi ích cho người xem truyền hình như việc thu xem hình ảnh, âm thanh sẽ tốt hơn, độ phân giải cao hơn, tăng chất lượng đường truyền và tín hiệu ổn định, giúp người xem tận hưởng trọn vẹn các chương trình truyền hình mà không bị gián đoạn vì nhiễu sóng, mất tín hiệu. Còn đối với công nghiệp truyền hình và Nhà nước, việc sử dụng truyền hình số mặt đất giúp tiết kiệm tần số và phát sóng được nhiều kênh hơn; tiết kiệm được một nguồn ngoại tệ lớn cho quốc gia khi không phải thuê dịch vụ từ các nước trong khu vực. Hệ thống truyền dẫn SFN này góp phần hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng thông tin, nâng cao độ an toàn cho mạng lưới viễn thông, thúc đẩy và phát triển nhiều dịch vụ mới. Truyền hình kỹ thuât số mặt đất tuy còn mới mẻ ở Việt Nam nhưng nó được dự đoán là sẽ tạo ra một xu hướng phát triển trong thời gian sắp tới. 

Khi quá trình số hóa này hoàn thành, truyền hình số mặt đất sẽ thay thế hoàn toàn truyền hình tương tự mặt đất. Truyền hình tương tự mặt đất sẽ ngừng hoạt động và đi vào lịch sử như truyền hình đen trắng trước đây được thay thế bởi truyền hình màu.

Truyền hình số mặt đất là kênh quảng bá thông tin kinh tế, văn hóa, chính trị và xã hội của vùng kinh tế năng động phía Nam, cung cấp nhiều lựa chọn giải trí lành mạnh, tạo kênh giao lưu văn hóa giữa các vùng miền, nâng cao đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân đặc biệt là các vùng sâu, vùng xa, hải đảo.

Theo đề án số hóa truyền hình, đến năm 2015, bảo đảm 80% hộ gia đình có máy thu hình xem được truyền hình số bằng các phương thức khác nhau, trong đó truyền hình số mặt đất chiếm khoảng 55%. Đến năm 2020, phải bảo đảm 100% các hộ gia đình có máy thu hình được truyền hình số bằng các phương thức khác nhau, trong đó truyền hình số mặt đất chiếm 45% các phương thức truyền hình.

Dịch vụ truyền dẫn

Với mạng đơn tần SFN thì các máy phát trong mạng SFN sử dụng chung một tần số phát, cùng phát các chương trình giống nhau và trong cùng một thời gian. Các phần giao nhau của vùng phủ sóng vẫn thu được bình thường. Ưu điểm của mạng phát thanh truyền hình số mặt đất SFN là sử dụng băng tần tần số hiệu quả hơn do tất cả máy phát trong mạng SFN chỉ phát ở một kênh sóng duy nhất, hiệu quả phủ sóng cao hơn so với các hệ thống khác do sử dụng các máy phát có công suất nhỏ và phân tán trong khu vực phủ sóng có địa hình phức tạp, ít can nhiễu hơn, công suất sử dụng cho cùng một diện tích phủ sóng nhỏ hơn và độ tin cậy cao. Mạng đơn tần SFN được tối ưu theo các tiêu chí khác nhau có thể áp dụng cho việc thiết lập mạng đơn tần truyền hình số mặt đất phù hợp với điều kiện Việt Nam.

Mục đích của SFN là hiệu quả sử dụng phổ vô tuyến, nó cho phép truyền dẫn nhiều chương trình phát thanh và truyền hình so với cách truyền dẫn truyền thống ở mạng đa tần số (MFN). Một mạng SFN cũng có thể làm tăng vùng phủ sóng và giảm xác suất mất tín hiệu so với một MFN, bởi vì cường độ tín hiệu nhận được có thể tăng lên ở vị trí nằm giữa các máy phát.

Trên cơ sở cung cấp dịch vụ truyền hình số qua mạng đơn tần, Truyền hình Phương nam sẽ đầu tư thiết lập mạng viễn thông diện rộng, đầu tư sản xuất, cung cấp đầu thu truyền hình kỹ thuật số (Set-top-box) chuẩn DVB-T2, anten thu tín hiệu, phục vụ truyền dẫn và phát sóng truyền hình số mặt đất; thiết kế, khai thác hạ tầng mạng để cung cấp các dịch vụ truyền thông đa phương tiện, phát thanh, truyền hình, phát quảng bá các kênh truyền hình của các Đài trong khu vực Miền Nam và các kênh xã hội hóa đồng thời sẽ thêm gói dịch vụ là gói quảng cáo nhằm thu hút các doanh nghiệp có nhu cầu quảng bá sản phẩm trên các kênh truyền hình. Về phía khách hàng những gói dịch vụ này sẽ cung cấp thêm nhiều kênh truyền hình địa phương đặc sắc phong phú khác.

Trong tương lai, Truyền hình Phương Nam sẽ đầu tư thiết lập mạng truyền hình số di động đa phương tiện MultiPLP và với ứng dụng OTT, phát sóng truyền thanh, truyền dẫn dữ liệu…

Danh sách Kênh 34

STT Kênh Tên
1 THVL_1HD-2 Truyền hình Vĩnh Long 1 HD
2 Bo_Logo_THVL_Chuan-copy-2-2 Truyền hình Vĩnh Long 2 HD
3 THVL-3_LOGO Truyền hình Vĩnh Long 3 HD
4 THVL4-HD-LOGO Truyền hình Vĩnh Long 4 HD
5 1.2 Truyền hình An Giang
6 1.5 Truyền hình Cà Mau HD
7 hgtv-2 Truyền hình Hậu Giang HD
8 thkglogo Truyền hình Kiên Giang HD
9 1.8 Truyền hình Sóc Trăng
10 Logo_THTG Truyền hình Tiền Giang HD
11 THTV_Logo_2003 Truyền hình Trà Vinh HD

Vùng phủ sóng THVL trên hạ tầng Số mặt đất tính đến 01/04/2024

KML Layers

Danh sách trạm phát sóng

STT K29 K30 K34 K35 K36
1 Quảng Trị Bắc Giang An Giang Bến Đồng Bình Định
2 Thanh Hoá Huế Bạc Liêu Cỏ Ống Đà Nẵng
3 Thiên Tượng-Hà Tĩnh Hải Phòng Bình Dương TT Côn Đảo Khánh Hoà
4 Vĩnh Phúc Kỳ Anh-Hà Tĩnh Bình Phước Lâm Đồng
5 Mễ Trì-Hà Nội Cà Mau Quảng Nam
6 Ninh Bình Cần Thơ
7 Quảng Ninh Đồng Nai
8 Quảng Bình Đồng Tháp
9 Thái Bình Hậu Giang
10 Vân Hồ-Hà Nội Kiên Giang
11 Đà Nẵng Long An
12 Thái Nguyên Sóc Trăng
13 Tây Ninh
14 Tiền Giang
15 Trà Vinh
16 Vĩnh Long
17 Vũng Tàu